Trải qua 73 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng Công an Tiền Giang nói riêng luôn quan tâm đặc biệt đến vấn đề xây dựng lối sống mới – lối sống có văn hoá nhằm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Điều đó được thể hiện qua sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của lực lượng Công an Tiền Giang với chiến công, thành tích trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, được nhân dân tin yêu, quý mến. Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Tiền Giang ở nơi này, nơi kia, lúc này, lúc khác vẫn còn một số ít cá nhân thiếu bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống chưa thật sự trong sạch, lành mạnh; quan hệ đồng chí, đồng đội thiếu gắn bó, chưa thân ái, giúp đỡ; chưa thực sự vì nhân dân phục vụ, còn xâm phạm đến lợi ích của nhân dân, còn có những phong cách, hành động ứng xử thiếu chuẩn mực, chưa kính trọng, lễ phép với nhân dân. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, đến uy tín của lực lượng Công an.
Vì vậy, việc xây dựng lối sống có văn hóa trong lực lượng Công an tỉnh Tiền Giang là hết sức cần thiết. Đặc biệt là trong giai đoạn lực lượng Công an nhân dân cả nước đang đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, khẩu hiệu hành động “Đổi mới, chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”.
Bạn đang xem: CHI TIẾT
Có nhiều định nghĩa về lối sống có văn hóa, nhưng cá nhân tôi rất tâm đắc với định nghĩa: Lối sống có văn hoá là lối sống tốt đẹp, phù hợp với các giá trị đạo đức của dân tộc và xu thế phát triển tiến bộ của thời đại, của nhân loại, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhân cách để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước[1].
Xem thêm : ‘Điều ước’ ra đời trong thời kỳ đen tối của Disney
Công an của chúng ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ – đây là yếu tố cơ bản quyết định “bản chất” của lực lượng Công an nhân dân. Phục vụ Đảng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân là mục tiêu trên hết của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Thực tiễn công tác, chiến đấu đã chứng minh, khi thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nếu cán bộ, chiến sĩ Công an có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, tạo được sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với đồng nghiệp và đặc biệt là biết dựa vào nhân dân, được nhân dân tin yêu và giúp đỡ thì mọi công việc đều thành công.
Về hình tượng, về phong cách, nét văn hoá của người Công an nhân dân đã được khái quát một cách “biện chứng nhất, đầy đủ nhất, sâu sắc nhất” trong 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân và đã được Bộ Công an cụ thể hoá thành 5 lời thề danh dự, 10 điều kỷ luật, Điều lệnh Công an nhân dân, 11 điều cấm cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và các Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân (được quy định tại Thông tư số 27/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017)…
Để xây dựng lối sống có văn hoá trong lực lượng Công an Tiền Giang, góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” và ngăn ngừa có hiệu quả những biểu hiện suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ. Tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:
Một là, xây dựng lối sống văn hóa trong làm việc. Lối sống của người cán bộ, chiến sĩ Công an được thể hiện trước hết trong công tác, chiến đấu. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng. Bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ cuộc sống yên vui, hạnh phúc của nhân dân, đó chính là lẽ sống cao đẹp của người cán bộ, chiến sĩ Công an. Điều này được thể hiện cụ thể trong công việc, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng như: Đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng Tham mưu, Hậu cần phải luôn nêu cao tinh thần “chủ động, sáng tạo, tận tuỵ”; Đối với lực lượng An ninh phải luôn “tuyệt đối trung thành”, trong công tác nghiệp vụ luôn nêu cao tinh thần “cương quyết, khôn khéo”; Đối với lực lượng Cảnh sát điều tra, trinh sát phải luôn nêu cao tinh thần tiến công cách mạng, “cương quyết” trong tấn công, trấn áp tội phạm, “linh hoạt, sáng tạo” trong vận dụng các biện pháp nghiệp vụ, không quản ngại “khó khăn, gian khổ”, bám sát địa bàn, ngày đêm lăn lộn trên mặt trận thầm lặng, quyết tâm đấu tranh, triệt xóa các băng ổ nhóm tội phạm để bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân; Đối với lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính và cán bộ tiếp dân phải “thân thiện, niềm nở”, “đề cao tinh thần cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục”, “mỗi ngày làm một việc tốt cho nhân dân”; Đối với lực lượng Cảnh sát giao thông phải đề cao “văn hóa ứng xử”, không được có hành động, thái độ thiếu văn hoá đối với người vi phạm trật tự an toàn giao thông và phải luôn nêu cao tính “liêm khiết”, không sa ngã trước cám dỗ vật chất; Đối với lực lượng Công an phường, xã cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, từ đó phải biết “gần gũi nhân dân, dựa vào nhân dân” để công tác, chiến đấu. Khi xảy ra các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự thì kịp thời có mặt giải quyết, bất kể đêm ngày… Dù ở bất cứ vị trí công tác nào, đều đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an phải luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Xem thêm : Như chưa hề có cuộc chia ly: Dù đau mấy cũng thành dĩ vãng
Hai là, xây dựng lối sống văn hóa trong ứng xử. Vấn đề này đã được đề cập rất cụ thể trong Thông tư 27/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017 của Bộ Công an Quy định về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân với các phương diện: Quy tắc ứng xử chung; Ứng xử trong nội nộ; Ứng xử với nhân dân; Ứng xử với người vi phạm pháp luật; Ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài; Ứng xử trong gia đình; Ứng xử nơi cư trú; Ứng xử nơi công cộng; Ứng xử với môi trường tự nhiên; Ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác; Sử dụng phương tiện, thiết bị công tác. Để thực hiện tốt các nội dung văn hóa ứng xử, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ trong bất kỳ tình huống nào cũng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn bình tĩnh, tự tin, ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén; không được có hành động, lời nói, cư xử thiếu chuẩn mực làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.
Ba là, xây dựng lối sống văn hóa trong sinh hoạt tại đơn vị. Cán bộ, chiến sĩ phải luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành điều lệnh, chấp hành nghiêm giờ giấc làm việc, tuân thủ chế độ trực chỉ huy, trực ban, ứng trực; đề cao tính tập thể trong sinh hoạt. Đảm bảo trật tự nội vụ nơi làm việc, nơi ăn, nghỉ, chỉnh trang đơn vị thật khang trang, xanh – sạch – đẹp nhằm tạo môi trường công tác văn hoá, văn minh, lịch sự theo tiêu chuẩn “Đơn vị văn hóa, gương mẫu, chấp hành, điều lệnh CAND”. Tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện các môn thể thao theo “tiêu chuẩn rèn luyện thể lực CAND” qui định.
Bốn là, xây dựng lối sống văn hóa trong đời sống cá nhân và gia đình. Phải luôn nêu cao bản chất tốt đẹp của lực lượng Công an nhân dân, thể hiện tính gương mẫu trong cuộc sống đời thường, bản thân phải triệt để chấp hành và thường xuyên vận động người thân trong gia đình chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy ước, quy tắc sinh hoạt ở cộng đồng. Trong mối quan hệ gia đình, luôn thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, sống bình đẳng, hoà thuận với vợ, chồng, thương yêu giúp đỡ anh em, quan tâm nuôi dạy con cháu học tập, vui chơi theo nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng luôn thể hiện sự “kính trọng, lễ phép”, luôn nêu cao tinh thần “tương thân, tương ái” đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau khi có khó khăn, hữu sự. Những việc làm sẽ ngày càng thắt chặt thêm mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa “Công an với nhân dân”, để lại hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an trong lòng nhân dân.
Thời gian tới, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có diễn biến phức tạp, bên cạnh những thuận lợi, còn đan xen nhiều khó khăn, thách thức mới. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng đặt ra yêu cầu mới đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công tác Công an có tính đặc thù cao, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên ngành, có trình độ khoa học, kỹ thuật mà còn phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, thể hiện phong cách chuẩn mực, văn hoá trong công tác, chiến đấu, trong ứng xử và trong cuộc sống thường ngày. Lối sống có văn hoá chính là cơ sở, là nền tảng để hình thành phong cách của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, đó không phải là cái gì xa lạ, mà chính là: “Luôn tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân; chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; điều lệnh, tổ chức kỷ luật của Ngành; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép với nhân dân; thân ái giúp đỡ đồng chí, đồng đội; luôn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, trách nhiệm, tận tuỵ với công việc; mưu trí, dũng cảm trong công tác, chiến đấu”. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, sẽ là cơ sở vững chắc cho việc hình thành phong cách “Bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” trong lực lượng Công an Tiền Giang./.
Nguồn: https://vanhoadulich.edu.vn
Danh mục: Văn Hóa