Qua bài viết này, JobStack Vietnam sẽ giới thiệu cho bạn về những khác biệt văn hoá trên thế giới và làm thế nào để các doanh nghiệp đa quốc gia áp dụng văn hoá giao tiếp đó phù hợp nhất.
- Khoảng cách quyền lực là gì? Đặc điểm và phân loại khoảng cách quyền lực
- Nhà Văn Hoá Thiếu Nhi Đà Lạt chính thức mở cửa cho khách tham quan
- Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM với vườn tượng hoa hướng dương
- Ra mắt ứng dụng “thông tin huyện Cư M’gar”
- Discovery Channel đưa cà phê Việt Nam lên sóng toàn cầu
‘The culture map’ là một trong những quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại được viết bởi Erin Meyer, phân tích về tầm quan trọng của sự khác biệt văn hoá trong môi trường kinh doanh quốc tế. Erin Meyer là một giáo sư có chuyên môn về kỹ năng quản lí và lãnh đạo trong môi trường đa văn hoá tại trường đại học INSEAD. Ông đã khéo léo kết hợp mô hình thử nghiệm với khuôn khổ thực tế và đưa ra lời khuyên cụ thể cho các doanh nghiệp bước gần hơn đến thành công trong môi trường quốc tế.
Bạn đang xem: Sự khác biệt văn hoá – Những rào cản vô hình đang tồn tại trong khả năng giao tiếp của công ty đa quốc gia (Phần 1)
1. Thiếu hiểu biết về sự khác biệt văn hoá gây cản trở nghiêm trọng đến việc giao tiếp giữa các doanh nghiệp khác nền văn hoá và cách khắc phục:
Trong môi trường làm việc quốc tế, thiếu trang bị kiến thức từ các nền văn hoá mà ta làm việc chung sẽ dẫn đến các vấn đề như giảm đi chất lượng thông tin truyền tải, gây hiểu lầm, hoặc tạo tranh cãi không đáng giữa những người đến từ các nền văn hoá khác nhau. Cách làm việc gián tiếp qua phần mềm trực tuyến là một trong những lý do làm mọi người bỏ qua yếu tố khác biệt văn hoá. Để tận dụng thời gian hiệu quả, đa số mọi người thường giao tiếp qua các ứng dụng trực tuyến như email, gọi điện,… Nhưng việc liên lạc gián tiếp khiến người giao tiếp bỏ lỡ các yếu tố hình ảnh và ngữ cảnh quan trọng để phân biệt văn hoá của nhau.
Một ví dụ đơn giản cho vấn đề trên là hành vi giao tiếp ‘độc nhất’ ở Ấn Độ – văn hoá lắc đầu khi giao tiếp. Ở Ấn Độ, việc lắc đầu không hề thể hiện cho sự phản đối hay những điều tiêu cực như các nền văn hoá khác. Thật ra, hành động lắc đầu là thể hiện cho sự quan tâm nhiệt tình hoặc sự lắng nghe đầy tôn trọng đến người đối diện. Trong khi đối với đa số các quốc gia khác, cái lắc đầu sẽ ám chỉ cho việc không đồng tình với ý kiến đó. Hãy thử tưởng tượng, nếu không biết về sự khác biệt văn hoá này, bạn sẽ nhầm lẫn rằng đối tác người Ấn Độ không đồng tình với ý kiến của mình trong các cuộc trao đổi và mất thời gian để thuyết phục cũng như giải thích cho họ, tạo ra một cuộc đối thoại không hiệu quả.
Xem thêm : Nghị luận xã hội: Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới
>> Nhấn vào đây để xem thêm các việc làm IT đang hot hiện nay!
2. Đâu là yếu tố quan trọng trong cuộc đối thoại hiệu quả giữa các nền văn hoá?
Câu chữ nhấn nhá và hành động phù hợp đóng vai trò quan trọng trong cuộc giao tiếp giữa các nền văn hoá khác nhau. Để làm được điều này, chúng ta phải thật sự thấu hiểu và nhận dạng được điểm khác nhau ở các các nền văn hoá. Chúng giúp giao tiếp hiệu quả hơn và thúc đẩy tiến độ công việc nhanh gọn. Ngược lại, những hoạt động bạn cho là đúng nhưng lại không phù hợp với các nền văn hoá khác sẽ dễ gây bối rối giữa những người tham gia hội thoại, thậm chí sẽ làm lệch hướng mục tiêu trong cuộc họp, giảm động lực làm việc của nhân viên, và tạo mâu thuẫn với các đối tác.
Một ví dụ đặt ra là những định kiến về người Châu Á. Người phương Tây cho rằng người Châu Á chúng ta thường thiếu tự tin và rụt rè khi giao tiếp. Trong môi trường làm việc quốc tế, người phương Tây thường phàn nàn rằng người Châu Á rất ít nói và ngại việc phải thẳng thắn nêu ý kiến trong các buổi họp. Thật ra đây là do vấn đề khác biệt về văn hoá ở các nước. Người Châu Á chúng ta thường thể hiện là một người lắng nghe giỏi, và sẽ nêu ý kiến sau khi người khác ngừng nói. Như vậy, trong các cuộc họp, nếu muốn nghe ý kiến từ người Châu Á, hãy chủ động mời người họ phát biểu. Và ngược lại, chúng ta nên học cách phát biểu ngay khi có ý tưởng hoặc giơ tay để có sự chú ý của mọi người.
>> Xem thêm: 10 giá trị cốt lõi mà Zappos luôn tuân thủ để xây dựng và duy trì “nền văn hóa Zappos” – Phần 1
3. Trong môi trường làm việc đa văn hoá, chúng ta nên tôn trọng văn hoá của mỗi cá nhân lẫn tính cách riêng của họ
Xem thêm : Tiếng gọi – Truyện ngắn dự thi của Thủy Tiên (TP.HCM)
Việc thấu hiểu cả văn hoá nơi mỗi người sinh ra và tính cách riêng của họ góp phần quan trọng cho một cuộc giao tiếp hiệu quả trong một môi trường đa văn hóa. Nhiều người cho rằng sự tranh cãi và hiểu lầm trong các công ty đa văn hoá là do tính cách khác nhau. Họ tin rằng yếu tố văn hoá không quan trọng và chỉ cần hiểu rõ tính cách của những người xung quanh là sẽ giải quyết được bất đồng quan điểm. Thật ra, nếu không có sự hiểu biết về các nền văn hoá, bạn sẽ không đặt mình vào tình thế của người đối diện và phán xét họ qua góc nhìn văn hoá của đất nước mình. Để có được hiệu quả cao trong giao tiếp, trước tiên, chúng ta cần có sự tôn trọng những khác biệt văn hoá qua việc tìm hiểu về sự khác biệt văn hoá và sử dụng lời nói và hành động phù hợp hơn trong cuộc giao tiếp. Ngoài ra, sự tôn trọng khác biệt cá nhân được thể hiện qua cách bạn nhìn nhận những người khác từ góc nhìn của họ.
>> Liên hệ JobStack Vietnam ngay để đăng việc làm IT!
Người Pháp được đánh giá cao qua khả năng giao tiếp ẩn dụ và nghe hiểu của họ. Trong khi đó, người Mỹ bị cho là quá thẳng thắng và thiếu tinh tế trong giao tiếp. Có một giám đốc người Mỹ phàn nàn rằng cô cấp dưới người Pháp không tiếp nhận và giải quyết vấn đề hiệu quả. Đối mặt với trường hợp này, chúng ta thường nhận định rằng những xung đột này đơn giản xuất phát từ tính cách không phù hợp mà không liên quan đến khác biệt văn hoá. Thật ra, có một sự khác biệt trong văn hoá phản hồi với cấp dưới. Trong ngữ cảnh của người Pháp, phản hồi tích cực thường được ngầm đưa ra, trong khi những phản hồi tiêu cực sẽ được phê bình trực tiếp. Ở Mỹ lại là trường hợp ngược lại, họ thường khen ngợi trực tiếp và đưa ra phản hồi tiêu cực bằng những lời động viên tích cực. Như vậy với trường hợp trên, cô bạn người Pháp chỉ vui vẻ nhớ những lời khen mà anh giám đốc người Mỹ đưa và xem nhẹ việc cải thiện vấn đề sau khi được góp ý.
Tuỳ thuộc vào quốc gia, khu vực mà con người sẽ có những quan niệm, suy nghĩ, và cách sống khác nhau. Những hành vi và tín ngưỡng văn hóa thường ảnh hưởng đến góc nhìn, suy nghĩ và hành động của mỗi người. Qua bài viết này JobStack Vietnam hy vọng bạn đọc ý thức được tầm quan trọng của sự khác biệt văn hoá trong môi trường quốc tế và xây dựng được môi trường làm việc hiệu quả hơn!
>> Xem tiếp: Sự khác biệt văn hoá – Bí quyết giao tiếp đa văn hoá hiệu quả cho doanh nghiệp toàn cầu (Phần 2)
Cùng tìm hiểu những bài viết khác về lĩnh vực tuyển dụng cũng như các kiến thức bổ ích của các tập đoàn lớn tại đây!
Nguồn: https://vanhoadulich.edu.vn
Danh mục: Văn Hóa