Điểm du lịch là phân cấp thấp nhất trong phân vùng du lịch, mang tới những sức hút mạnh mẽ cho du khách so với những điểm xung quanh. Để tìm hiểu rõ hơn điểm du lịch là gì? Đặc điểm và các yếu tố cấu thành điểm du lịch, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Điểm du lịch là gì?
Du lịch là hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trên 24 giờ, nhằm mục đích tham quan, nghỉ dưỡng,…và không vì mục đích kinh tế. Yếu tố ảnh hưởng tiên quyết cho chuyến du lịch là sự hấp dẫn của điểm du lịch, vậy điểm du lịch là gì?
Bạn đang xem: Điểm Du Lịch Là Gì? Đặc Điểm Và 5 Yếu Tố Cấu Thành Điểm Du Lịch
– Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.
– Điểm đến du lịch (Tourism destination)là một khái niệm bao hàm rất rộng được hiểu như là một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ/địa phương có khả năng thu hút với nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, kết cấu hạ tầng du lịch phù hợp, có các sản phẩm du lịch và dịch vụ hỗ trợ du lịch, có điều kiện phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm”.
3. Đặc điểm của điểm du lịch
Được thẩm định về mặt văn hoá: Các du khách thường cân nhắc điểm đến có đáng để đầu tư thời gian và tiền bạc đến viếng thăm hay không, do đó có thể nói rằng điểm đến là kết quả thẩm định về văn hoá của du khách.
- Tính đa dạng: Các tiện nghi tại điểm du lịch thường phục vụ cho du khách và cư dân địa phương. Tính đa dạng phụ thuộc vào sự phân loại các tiện nghi chỉ phục vụ cho riêng du khách, cư dân hoặc là cả hai.
- Tính bổ sung: Du lịch có tính liên ngành, những dịch vụ này có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến điểm du lịch. Do đó, các yếu tố liên ngành phải tương đồng nhất định về chất lượng.
4. Phân loại điểm du lịch
Dựa vào tài nguyên du lịch, mục đích chuyến đi của du khách và cơ sở dịch vụ chúng ta có thể chia điểm du lịch thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng, cụ thể như sau.
4.1. Điểm tài nguyên
- Điểm tài nguyên là điểm du lịch có các tài nguyên như cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác với mục đích của du khách là tham quan, tìm hiểu.
- Ví dụ: Tham quan Ghềnh Đá Đĩa một điểm du lịch với các khối đá xếp tự nhiên, ngồi thuyền tham quan động Phong Nha – Kẻ Bàng,…
4.2. Điểm chức năng
- Điểm chức năng là điểm du lịch mà ở đó thu hút khách du lịch là những dạng địa hình đặc biệt, các công trình tôn giáo, câu lạc bộ hoặc khu nghỉ dưỡng, vườn Quốc gia,…với các mục đích đa dạng: Nghiên cứu, chữa bệnh, thể thao, mạo hiểm,…
- Ví dụ: Trekking Tà Năng – Phan Dung với quãng đường 50km, tắm bùn khoáng tại Tháp Bà – Nha Trang,…
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
Xem thêm : “Phá đảo” 15+ điểm du lịch nổi tiếng tại phường Dương Đông Phú Quốc
ĐIỂM DU LỊCH
- Là địa điểm trong nước hoặc ngoài nước, là không gian địa lý mà du khách đặt chân đến.
- Là nơi mà du khách có thể lưu trú lại ít nhất 1 đêm.
- Có các sản phẩm và dịch vụ du lịch: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm,…
- Là nơi mà du khách sử dụng để chiêm ngưỡng các kiệt tác tự nhiên, các giá trị văn hóa, …
- Là nơi du khách chỉ đến chiêm ngưỡng rồi đi, không lưu trú lại.
- Có một số dịch vụ hỗ trợ nhỏ: quán ăn, nhà nghỉ, cửa hàng lưu niệm,…
Bảng so sánh điểm du lịch và điểm đến du lịch
Qua bảng so sánh cho thấy, điểm du lịch chỉ đề cập là nơi tập trung tài nguyên du lịch, các cơ sở phục vụ du khách mà chưa nêu rõ được quy mô, điều kiện tiếp cận, sản phẩm đặc thù, sự lưu trú, chuỗi cung ứng và bộ nhận diện thương hiệu cho điểm du lịch đó, do đó điểm du lịch là một phần của điểm đến du lịch.
Như vậy, khái niệm điểm du lịch (Tourist attraction) là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn và cơ sở phục vụ du lịch ở quy mô nhỏ, đồng thời là phân vị thấp nhất trong phân vùng lãnh thổ du lịch.
8. Phân biệt điểm du lịch và khu du lịch
Điểm du lịch và khu du lịch là những nhân tố góp phần xúc tiến khai thác tài nguyên và thu hút khách du lịch, từ đó tạo ra nguồn thu và sự cạnh tranh. Tuy nhiên, giữa điểm du lịch và khu du lịch lại có điểm giống và khác biệt nhất định.
8.1. Giống nhau
– Đều gắn liền với tài nguyên du lịch có sức hút.
– Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu cho du khách.
Xem thêm : Top 8 điểm du lịch mùa hè lý tưởng nhất không thể bỏ lỡ
– Góp phần nâng cao đời sống cộng đồng địa phương.
8.2. Khác nhau
Xem thêm : “Phá đảo” 15+ điểm du lịch nổi tiếng tại phường Dương Đông Phú Quốc
ĐIỂM DU LỊCH
KHU DU LỊCH
Khái niệm
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
Là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Điều kiện được công nhận
- Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định.
- Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch.
- Có tài nguyên du lịch với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cơ bản và các nhu cầu khác của du khách.
- Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông Quốc gia.
Bảng so sánh khu du lịch và điểm du lịch (Luật Du lịch Việt Nam 2017)
- Như vậy, điểm du lịch là cơ sở để hình thành nên khu du lịch.
- Sự hình thành điểm du lịch và khu du lịch dựa trên nhiều yếu tố, đó cũng là nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của du khách.
- Để thu hút nhiều khách đến hơn, mỗi điểm du lịch cũng như khu du lịch phải không ngừng bảo tồn tài nguyên và phát triển cơ sở dịch vụ, từ đó hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Tài liệu tham khảo
- Luật du lịch 2017. (2017). Thư viện pháp luật.
- Nguyễn Thị Huỳnh Hương. (2020). Sự khác biệt cơ bản giữa du lịch liên kết điểm đến và điểm đến du lịch liên kết. Tạp chí Công Thương.
- Điểm du lịch là gì? Các yếu tố cấu thành nên điểm du lịch. (2020). Khóa luận tốt nghiệp.
Nguồn: https://vanhoadulich.edu.vn
Danh mục: Du Lịch